Banner
Trang chủ SINH VIÊN Hỗ trợ sinh viên Câu lạc bộ

Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên khoa Nông học từ những chuyến đi thực tế

01/03/2017 08:40 - Xem: 553

Nông nghiệp công nghệ cao đang là vấn đề nóng của ngành Nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Mới đây, trong lần nhấn nút khởi động sản xuất Nông Nghiệp công nghệ cao do Tập đoàn VinEco làm chủ dầu tư tại tỉnh Hà Nam với diện tích 130ha, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nâng gói tín dụng cho đầu tư Nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng (http://mnews.chinhphu.vn/story.aspx?did=297800)

Ý thức được tầm quan trong của ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp mà Ban chi ủy, Ban chủ nhiệm khoa Nông học đã quyết định tổ chức chuyến thăm quan và học tập thực tế tại các mô hình Rau – Hoa – Quả có ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa tại Viện Rau quả (Hà Nội) và Khu thực nghiệm Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh. Chuyến đi được tổ chức vào ngày 14 tháng 1 năm 2017 với sự tham gia của nhiều thầy cô giáo là trưởng phó các bộ môn và Ban chủ nhiệm Khoa cùng 200 em sinh viên các khóa 46, 47, 48 khoa Nông học.

Khi tới Khu thực nghiệm Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao thuộc Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đoàn đã được ông Nguyễn Văn An giới thiệu cho đoàn toàn bộ các quy trình vận hành các khu nhà kính trồng rau, lan hồ điệp và hoa lyli. Các nhà kính được vận hành hoàn toàn tự động, các yếu tố ánh sáng, ẩm độ, nhiệt  độ và dinh dướng được cung cấp hoàn toàn tự động theo mã hóa của hệ thống. Với diện tích khoảng 15ha trong đó 8ha sản xuất hoa ly, 5ha sản xuất rau công nghệ cao và khoảng 2ha là các nhà kính tự động với mỗi nhà kính có diện tích 1000 m2 với lợi nhuận hàng năm hàng tỷ đồng.

Tại vườn cam Đường canh của gia đình cô Phượng ở thôn Tháp Bút, xã Đình Tổ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh với diện tích khoảng 7 mẫu trồng khoảng 100.000 cây cam đường canh tuổi 1 năm trở lên và đến năm thứ 3 thì đã cho thu nhập hàng tỷ đồng từ việc bán cam vào dịp tết Nguyên đán. Khi được hỏi về kinh nghiệm sản xuất cam đường canh thì cô Phượng có chia sẻ với các bạn sinh viên trong khoa là nếu bạn nào muốn học nghề gia đình cô sẵn sàng giúp đỡ.

Tại Viện Rau Quả (Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội) đoàn đã được PGS.TS. Đặng Văn Đông (Phó Viện trưởng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa cây cảnh) giới thiệu các thế mạnh trong nghiên cứu và sản xuất các loại hoa có giá trị cao phục vụ cho thị trường trong dịp lễ tết hàng năm của Trung Tâm cũng như của Viện Rau Quả. TS. Đặng Văn Đông cũng chia sẻ về cơ hội khởi nghiệp từ sản xuất rau, hoa công nghệ cao cho các bạn sinh viên trong khoa, đồng thời cam kết hỗ trợ kiến thức trong lĩnh vực sản xuất hoa công nghệ cao cho các bạn sinh viên có nhu cầu và yêu nghề tại Viện Rau Quả

Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, giúp cho thầy, trò khoa Nông học thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau hoa công nghệ cao và coi đó là một trong những hướng khởi nghiệp tốt cho các bạn sinh viên sau khi ra trường.

         Dưới đây là một số hình ảnh của đoàn lại các điểm tham quan, học tập của đoàn:

Ông Nguyễn Văn An giới thiệu về quy trình sản xuất Lan Hồ Điệp trong nhà kính

Thầy và trò khoa Nông học đi bộ 2km vào thăm vườn cam canh gia đình cô Phượng

Cô Phượng chủ vườn cam canh đang giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc cho năng suất cao

Sinh viên thăm và quan sát từng cây cam trong vườn

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa lily lùn

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa lily

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa địa lan

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất lan kiếm

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa cúc lá nho

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa Tuy líp

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất hoa Dạ Yến Thảo

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về mô hình sản xuất Rau hữu cơ

PGS.TS. Đặng Văn Đông giới thiệu về gia trưng bày và kinh doanh Lan Hồ Điệp

 

Tin bài: Ths. Phạm Quốc Toán – Bộ môn cây Trồng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN